Sự thật bức ảnh bữa cỗ “mỗi người một mâm chất nhất Vịnh Bắc Bộ”

Trong những giờ qua trên facebook xuất hiện hình ảnh mỗi người một mâm cỗ với lời bình “con đường rượu thịt” gây “bão” trên mạng xã hội. Vậy sự thật câu chuyện phía sau bức hình này là như thế nào và được chụp ở đâu?

Dân Việt đã có cuộc trao đổi nhanh với đại diện chính quyền địa phương để tìm hiểu thêm thông tin về bức hình thú vị này.Bức hình “con đường rượu thịt” gây bão cộng đồng mạng. Ảnh: FacebookDòng trạng thái “con đường rượu thịt” và hình ảnh mỗi người một mâm cỗ đang trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn mạng. Qua hình ảnh có thể thấy mỗi người ngồi với một mâm cỗ đầy đủ rượu, xôi, thịt…Bức hình xuất hiện lập tức thu hút được hàng ngàn lượt like và chia sẻ. Theo nhiều cư dân mạng cho biết, bức hình thú vị trên được chụp tại thôn Tân Tạo, xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.su that buc anh bua co "moi nguoi mot mam chat nhat vinh bac bo" hinh anh 1su that buc anh bua co "moi nguoi mot mam chat nhat vinh bac bo" hinh anh 2Không ngớt những lời bình về hình ảnh. Ảnh: Chụp màn hìnhChia sẻ với Dân Việt ông Nguyễn Quang Hưng – Chủ tịch UBND xã Nhật Tiến cho biết xác nhận bức ảnh được chụp là tại một lễ hội ở thôn Tân Tạo.”Đây là tập tục có từ xa xưa của người Nùng và nó không chỉ diễn ra ở riêng xã Nhật Tiến, hay huyện Hữu Lũng mà phổ biến ở rất nhiều địa phương. Đó là ngày hội của làng. Trong làng thường có 1 cái Nghè và theo các cụ đời xưa truyền lại thì cứ vào sáng ngày mùng 4 Tết dân làng lại tập trung tại Nghè (Nghè là nơi thờ thổ kỳ (thổ công). Buổi lễ là một cuộc họp bàn về những vấn đề sẽ tiến hành trong năm mới và  cũng là một sự chuẩn bị cho ngày xuống đồng”, ông Hưng chia sẻ.Cũng theo ông Hưng, để chuẩn bị cho buổi lễ mỗi nhà cử 1 người đại diện mang một mâm cỗ ra chỗ Nghè làm lễ.Khi họp xong thì người ta có thể ăn uống tại đấy hoặc có thể mang thể mang về. Cỗ của nhà ai người ấy ăn và nếu ngồi đó ăn mà không hết thì cũng phải mang về.Sở dĩ có bức ảnh đang được cư dân mạng gọi là “con đường rượu thịt” vì địa điểm Nghè của thôn Tân Tạo là nơi có diện tích nhỏ, trên là núi dưới là sông phía trước lại là mặt đường nên nhiều người tại buổi lễ phải ngồi thành hàng dọc trước sân Nghè chứ không phải tràn ra giữa đường.Ông Hưng còn cho biết thêm, ngoài chủ nhân của các mâm cỗ, những người đi ngang qua sẽ được người làng mời vào dự và thưởng thức cùng. Đây cũng là một phong tục đẹp, giúp gắn kết tình làng nghĩa xóm và thể hiện lòng hiếu khách của người dân nơi đây từ xa xưa mỗi dịp xuân về.Theo danviet.vn