Sẽ chẳng ai có thể cứu mình bằng chính bản thân mình. Vì thế, hãy luôn ghi nhớ những bí kíp sinh tồn cơ bản dưới đây để có thể tự mình vượt qua được mọi trường hợp nguy hiểm.
Không ai có thể tự tin vỗ ngực rằng mình sẽ không bao giờ rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi bún. Bởi nguy hiểm có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Phòng hơn chữa, biết trước những bí kíp sinh tồn để bảo vệ mạng sống của chính mình có lẽ chưa bao giờ là thừa thãi.
1. Đánh lửa mà không cần diêm
Thứ bạn cần đó là 1 cục pin và 1 mẩu giấy bạc được cắt theo hình đồng hồ cát, thậm chí giấy gói kẹo cao su loại phủ bạc cũng được. Đầu tiên, hãy đặt mẩu giấy bạc vào 2 đầu của cục pin. Chỉ sau vài giây, giấy bạc sẽ nóng lên và bốc cháy.
Để nhóm lửa, bạn có thể dùng nước rửa tay khô hoặc bim bim ngô để mồi bởi hai thứ này có khả năng bốc cháy rất nhanh.
2. Hứng nước từ trên cây
Nước hứng từ cây bao giờ cũng sạch. Vì thế, bạn sẽ không phải lọc nữa. Cách hứng như sau: buộc túi nilon vào cành cây có nhiều lá nhất. Cuối cùng, lấy túi nilon xuống sau khi Mặt Trời lặn.
3. Tự chế bình lọc nước sạch
Khi bị lạc trong rừng, đừng bao giờ uống nước ở suối. Nếu khát quá mà không thể tránh được, bạn hãy làm một bình lọc nước tự chế bằng chai nhựa rải các lớp sỏi thô, cát vàng thô, than chì và cuối cùng là cát mịn trên cùng. Yên tâm một điều rằng, nước bẩn chảy qua hệ thống tự chế này sẽ được lọc tối đa cặn bẩn.
Còn một chú ý nữa đó là ở vùng lạnh, tuyệt đối đừng ăn tuyết để cho đỡ khát. Bởi tuyết sẽ không cấp nước mà còn khiến cơ thể hạ nhiệt.
4. Sưởi ấm bằng đá đốt lửa trại
Khi nhóm lửa, đừng quên rải vài viên đá xung quanh. Những viên đá không chỉ có tác dụng kiểm soát ngọn lửa và sau khi lửa tàn, chúng sẽ có tác dụng giữ hơi ấm.
Đá nóng còn có tác dụng đun nước. Chỉ cần đặt lon nước lên trên hòn đá, nước sẽ sôi.
5. Gửi dấu hiệu kêu cứu
Cách để báo hiệu tốt nhất là châm lửa để tạo khói lớn. Người ta thường dùng gỗ thông tươi và lá gỗ vân sam hay đồ dùng bằng cao su.
Ngoài ra, cách thứ hai đơn giản hơn, chúng ta có thể dùng các đồ dùng có phản chiếu như gương, đĩa CD, kim loại đánh bóng hay đơn giản là đồ trang sức chiếu lên mặt trời để báo hiệu.
6. Cuộc gọi khẩn cấp
Thật ra, hầu hết điện thoại ngày nay đều có chức năng cuộc gọi khẩn cấp cho cứu hộ địa phương kể cả khi không có SIM. Nhưng trước tiên để sử dụng được chức năng này, tại Việt Nam, chúng ta phải đăng ký với nhà mạng.
Thậm chí, khi bạn đang ở một nơi không có sóng điện thoại, đừng vội tắt máy mà hãy bấm số 112 (đối với Việt Nam, còn ở mỗi nước sẽ có một số khẩn cấp riêng). Chức năng này sẽ tự động dò thuê bao gần nhất trong tầm phủ sóng để bạn có thể gọi điện hoặc nhắn tin cài nhẵn để kêu cứu.
7. Khi bị rắn cắn, tuyệt đối không mút nọc độc ra
Trên tivi, chúng ta thường thấy các diễn viên hay dùng miệng để mút nọc độc của rắn ra khỏi cơ thể (đặc biệt là trong phim chưởng hồi xưa). Tuy nhiên, đây lại là cách nguy hiểm bởi nọc độc có thể lan rộng ra và phá hủy vùng da xung quanh vết cắn.
Cách hữu hiệu nhất trong lúc này đó là để yên cho máu tự chảy trong vòng 15 đến 30 giây rồi sau đó rửa sạch vết cắn và băng bó trước khi tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Hãy nhớ giữ cho nạn nhân bình tĩnh và hạn chế cử động và trang phục bó chặt trên người.
8. Giữ nhiệt cơ thể khi ở dưới nước
Nếu lênh đênh trên mặt biển mà chỉ có mỗi chiếc áo phao cứu hộ, bạn hãy giữ nguyên tư thế con tôm để giữ nhiệt cho cơ thể. Lúc này, hãy khoang tay lại, áp chặt vào ngực. Hai chân co lên, áp 2 đùi sát vào nhau.
Nếu đi cùng một nhóm, mọi người hãy ôm lấy nhau. Phải nhớ áp ngực vào nhau, tay người nọ quàng vào thân người kia, chân ngoắc vào nhau.
(Nguồn: B.S)