Nghịch lý: Tôi mua smartphone đời mới nhưng sao vẫn chạy Android cũ?

Rất nhiều người dùng Android cay cú và thắc mắc tại sao smartphone Android mới mua, đời mới luôn, mà chạy Android cũ? Trong khi các mẫu iPhone đời mới của Apple luôn chạy phiên bản iOS mới nhất ở thời điểm bán ra.Nỗi niềm này đúng là không của riêng ai, smartphone từ giá rẻ cho đến cao cấp đa phần đều chạy Android đời cũ khi bán ra. Sau đó (nhanh hay chậm còn tùy nhà sản xuất), sẽ nhận được thông báo cập nhật phiên bản Android mới thông qua giao thức OTA, hoặc cập nhật thủ công bằng máy tính.Đó là còn chưa kể đến việc nhiều máy bình dân, giá rẻ, bán ra sao thì xài vậy cho đến “mãn đời” – có nghĩa là máy bán ra chạy Android 6 thì sẽ dừng ở cột mốc đó luôn, không được lên Android 7.Đâu là lý do?Lý do chính là việc luôn cập nhật những phiên bản mới nhất cho smartphone không hề dễ dàng như người dùng nghĩ vì còn phải chờ cấp phép phần mềm của Android, và không ai liên quan đến sản xuất phần cứng và phần mềm muốn cập nhật những thay đổi mới.Android 7 sắp phổ biếnNhiều lý do tương tự như trên cũng được đặt ra khi chúng ta thấy một chiếc điện thoại mới sang trọng nhưng lại chạy phần mềm đời cũ.Google chỉ tạo ra Android cho những sản phẩm mà họ bán. “Gã khổng lồ” tìm kiếm cho phép các công ty như Samsung, LG,… được tùy biến lại hệ điều hành Android bất cứ lúc nào bằng cách cấp cho các hãng này giấy phép phần mềm tự do.Nhờ chính sách này mà Android nhanh chóng trở thành hệ điều hành thống trị so với các hệ điều hành khác. Và sự cấp phép đó cũng là lý do khiến điện thoại của bạn luôn chạy các phiên bản Android cũ, thậm chí là từ lúc bạn mua nó cho đến thời điểm hiện tại.Trên thực tế, số tiền bỏ ra để phát triển hệ điều hành mới và tiến hành chạy thử nghiệm không hề nhỏ. Nhưng đôi khi điều này tương đối dễ dàng, chẳng hạn như những thiết bị chạy Android của BlackBerry luôn được cập nhật các bản vá bảo mật mỗi tháng ngay khi Google vừa phát hành.Các mã mới được thiết kế để sáp nhập vào các mã hiện có, và việc mà các công ty cần làm là phải kiểm tra các phần họ đã thay đổi so với bản Google cung cấp.Tuy nhiên, trong thực tế để thay đổi và phát triển bộ lõi của Android lại là một vấn đề khác, thậm chí chỉ là từ Android 7.0 lên 7.1 cũng là một vấn đề lớn, khá tốn kém.Chu kỳ phần mềm so với chu kỳ phần cứngSamsung có khả năng sẽ cho ra mắt Galaxy S8 vào cuối tháng 3/2017. Model có thể được cài sẵn Android 7.0 hoặc 7.1, nhưng cơ hội để nó chạy 7.1.1 (phiên bản chính thức mới nhất) là rất mong manh vì đó phiên bản vẫn chưa sẵn sàng khi Samsung đã hoàn thiện phần mềm theo cách họ muốn cho Galaxy S8.Tuy vậy, nó không phải là một vấn đề lớn vì Galaxy S8 sẽ chạy Android Nougat và cũng có ứng dụng hỗ trợ tương tự như Pixel của Google. Các điện thoại được phát hành trong thời gian đầu năm thường có được tất cả sự ưu ái như thế này và sẽ chỉ có một hoặc hai sản phẩm sau đó có thể nhận được sự ưu ái tương tự.Chu kỳ phần mềm so với chu kỳ phần cứngĐiều này lại có thể trở thành vấn đề cho các mẫu smartphone được phát hành muộn hơn trong năm. Android được cập nhật nền tảng hàng năm vào mùa thu, gần đây các phiên bản mới đã có một bản Beta để thử nghiệm.Nhưng các công ty không thể xây dựng phần mềm của họ dựa trên các phiên bản Beta vì vậy bất kỳ mẫu điện thoại nào đang trong giai đoạn sản xuất cuối cùng trước khi các phiên bản Android mới ra mắt sẽ phải chạy trên nền tảng cũ. Điều đó có thể gây ra những tác động lớn khi nhắc đến khả năng tương thích an ninh và ứng dụng.Trong cả hai trường hợp, thời gian phải mất cho việc ngưng sản xuất và cập nhật phần mềm trước khi tiến hành bán ra thị trường sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến số tiền mà các công ty có thể kiếm được khi bắt đầu bán các sản phẩm trên.Samsung, LG hay bất cứ hãng di động nào khác cũng đều muốn khách hàng của mình trải nghiệm phiên bản hệ điều hành (OS) mới nhất, thay vì bản cũ. Nhưng do cần phải xin cấp phép, hoàn thiện OS mất nhiều thời gian và một số vấn đề phát sinh khác, nên mong khách hàng có thể thông cảm.Theo thegioididong.com

SHARE