Làm sao để bé chịu uống sữa ngoài – Những mẹo hay cho mẹ

Làm sao để bé chịu uống sữa ngoài – những mẹo hay cho mẹ. Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây để có thể nuôi con an toàn và hiệu quả nhé

Khi bạn phải trở lại với công việc cũng là khi bé sẽ phải tạm biệt bầu sữa ấm thơm của mẹ để làm quen với chiếc bình sữa. Để bé tiếp nhận sự thay đổi ấy một cách dễ dàng, bạn nên áp dụng một vài mẹo hay khi cho bé bú sữa bình dưới đây:

Sữa cho bé

Lần đầu tiên khi cho bé bú sữa bình, bé sẽ quấy khóc và có thể là không chịu bú. Bạn không nên cuống cuồng mà phải thật bình tĩnh, đút từ từ cho bé nuốt, không dồn gấp. Mẹo hay khi cho bé bú sữa bình là mẹ vẫn có những cử chỉ, những  tiếp xúc, va chạm và cọ xát nhẹ nhàng qua xúc giác giữa mẹ và bé, đi kèm cả những âm thanh êm ái, rì rầm giúp bé từ từ có được cảm giác gần gũi hơn như đang bú mẹ và bé sẽ thích nghi dần.

Một mẹo hay khi cho bé bú sữa bình nữa là, hãy cho bé nằm nghiêng trên tay bạn. Bạn không nên để em bé nằm ngửa khi cho bú bình, bé sẽ rất khó nuốt sữa và có thể bị nghẹn hay thậm chí là bị ọc sữa ra nữa.

Trong trường hợp em bé bị nghẹt mũi, bé không thể nào vừa nuốt sữa vừa thở được. Bạn nên dùng thuốc để nhỏ mũi cho bé trước khi cho bé bú theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đặc biệt, khi bé bú sữa bình bạn không nên để bé một mình với cái bình sữa được chèn gối cho dốc vào miệng, làm như vậy sẽ rất nguy hiểm. Bé có thể khó chịu nếu nuốt phải nhiều không khí vào cùng với sữa, bé dễ bị sặc. Hơn nữa, em bé sẽ thiếu sự nững nịu và thương yêu mà lẽ ra bé được hưởng khi bạn cho bé bú mẹ

Khi cho bé bú, tốt nhất là bạn không nên mở ti vi hoặc tạo không gian quá ồn ào, nên chọn nơi yên tĩnh để bé tập trung bú sữa không bị sao nhãng. Đó cũng là một mẹo hay khi cho bé bú sữa bình đấy.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn, không nên đột ngột đổi hiệu sữa cho bé để bé phải thích nghi lại từ đầu và rất dễ làm cho bé bỏ sữa.

Có 1 nghịch lý như thế này, bạn cho bé bú nhưng chính bé mới biết mình no hay chưa. Bạn đừng cố ép bé bú cạn bình  sữa sau khi bé đã ngưng bú. Nếu ép bé bú, tình huống có khi lại cho phản ứng ngược, bé sẽ ợ hơi, đầy bụng hoặc nôn

Khi cho bé bú xong, hãy đặt bé lên vai hoặc bế bé cao đầu, vỗ nhẹ vào lưng, như thế lượng khí sẽ được đẩy ra đáng kể và bé sẽ thoải mái hơn để bé không bị trớ hết sữa. Đây cũng là một **mẹo hay khi cho bé bú sữa bình **hay sữa mẹ.

Đây là một vài mẹo hay khi cho bé sữa bình mà bạn cần phải biết để giúp bé vẫn tìm được cảm giác thích thú như khi bú sữa mẹ mẹ nhé!

1. Bú bình như bú mẹ

Đừng để bé và bạn có khoảng cách khi cho bé bú bình. Cần tạo nhiều sự tiếp xúc giữa bạn và bé bằng cách ẵm bé vào lòng khi bé bú bình đồng thời gọi hỏi bé bằng những âm thanh gần gũi. Điều này tạo sợi dây liên kết vô hình giữa bạn và bé.

Nếu bé khóc, bạn cần dỗ dành bé nín trước khi cho bé ăn. Khóc có thể là biểu hiện bé quá đói. Tốt hơn là bạn nên cho bé ăn trước khi bé khóc vì đói. Biểu hiện của việc bé thèm ăn là bé ngọ nguậy tay chân, mở miệng, chóp chép miệng và quờ tay hoặc tóm lấy bất cứ vật gì cho vào miệng.

2. Chọn nơi yên tĩnh để cho bé bú bình

Để bé hấp thu hết chất dinh dưỡng từ sữa, thời gian cho bé ăn là một yếu tố khá quan trọng. Tiếng ồn làm bé không tập trung vào việc ăn. Điều này cũng không có nghĩa là bạn không được cho bé bú bình ở nơi đông người. Nhưng ở nhà, bạn nên tắt TV và không trả lời điện thoại.

9 điều nên biết khi bé bú bình - 1

Không nên cho bé dùng sữa đã pha để lâu

3. Vuốt lưng cho em bé hết trớ

Nếu bé bị trớ sữa, đó không phải là do bé dị ứng với sữa mà vì bé nuốt quá nhiều không khí. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho bé uống một chút nước, nó sẽ khiến cho không khí bị đẩy ra ngoài và cũng tránh cho bé bị đầy hơi. Ngoài ra, bạn có thể vuốt lưng để giúp bé hết trớ. Cách vuốt lưng: Bế bé nửa nằm nửa ngồi, một tay đỡ ngực và bụng bé, tay kia vuốt lưng bé từ trên xuống dưới.

4. Bé sẽ không bú nữa khi bé no

Bé tự biết khi nào bé no cho nên bạn không nên cố ép bé bú hết bình sữa. Rất nhiều bé có vấn đề về cân nặng vì được cho bồi bổ quá nhiều. Bạn nên đọc được dấu hiệu khi nào bé no khi nào bé đói để duy trì mức cân nặng hợp lí cho bé.

5. Pha sữa đúng cách

Pha sai lượng sữa và nước sẽ khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng của bé gặp rắc rối. Vì thế cần làm theo hướng dẫn đã ghi trên vỏ hộp sữa và dùng nước không florua để pha sữa. Quá nhiều khoáng chất có thể làm mất màu răng của bé. Chỉ pha lượng sữa vừa đủ cho một lần ăn. Không nên pha sẵn rồi trữ kể cả trong tủ lạnh. Để tránh bị mất nhiều thời gian vào ban đêm, trước khi đi ngủ, bạn nên để sẵn sữa, nước, bình trên bàn cạnh giường. Khi bé thức dậy đòi ăn thì bạn lấy đồ đó pha cho nhanh, không cần lịch kịch xuống bếp nữa.

6. Không cho bé vừa nằm cũi ngủ vừa bú bình

Dù cho bé chưa mọc răng nhưng bé vừa ngủ vừa bú bình sữa hoặc nước ép hoa quả cũng dẫn tới sâu răng về sau và có thể gặp một số rắc rối tiềm tàng. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên cho bé ăn trước giờ bé đi ngủ.

9 điều nên biết khi bé bú bình - 2

Cho bé bú đúng tư thế

7. Không dùng lò vi sóng

Mùa đông, nếu pha sữa bị lạnh, bạn muốn làm nóng sữa liền nghĩ ngay tới lò vi sóng. Điều này không tốt chút nào đặc biệt khi bạn sử dụng bình sữa bằng nhựa. Nếu muốn hâm nóng, bạn nên đun nước sôi và đổ ra bát và nhúng bình sữa vào.

8. Vừa cho bé bú bình vừa cho bú sữa mẹ

Rất nhiều bà mẹ vừa cho con bú bình vừa cho con bú sữa mẹ. Sữa mẹ vài tháng sau sinh có thể giảm về lượng nhưng vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Bạn không nên bỏ phí nó.

9. Sự giúp đỡ của chồng

Chia sẻ việc cho bé ăn với sự giúp đỡ của chồng sẽ giúp cho ông xã hiểu được khó khăn của bạn. Trong thời gian đó, bạn có thể đi tắm, thư giãn, nghe nhạc và xem phim…

Một số bài tập cho bé:

Phản xạ bú mút có ngay từ khi bé vừa sinh ra. Phản xạ này giúp bé có thể ngậm vú mẹ và bú sữa mẹ. Đối với những bé bú mẹ trong thời gian dài, sau đó chuyển sang bú bình bé dễ dàng nhận thấy núm “ti” giả cứng và không thoải mái như khi bú mẹ. Vì vậy, việc tập cho bé bú bình thường khá vất vả, nếu không nắm bắt được tâm lý của bé, bạn sẽ khó để “dỗ” bé sử dụng “phương tiện thay thế” này.

Làm quen với “ti” giả

Trước khi tập cho con bú bình, bạn hãy giúp con làm quen với “ti” giả. Bạn nên chọn mua “ti” giả (lưu ý “ti” giả và đầu “ti” bình sữa phải giống nhau để tạo cho bé cảm giác quen thuộc), vệ sinh sạch sẽ bằng cách tiệt trùng, sau đó đưa bé cầm chơi. Trẻ con giai đoạn này thường cho vào miệng những gì có trong tay, vì vậy bé cũng dễ dàng đưa “ti” giả vào miệng. Lúc đầu sẽ là cắn, nhai, sau đó là mút, bú. Nếu bạn nhận thấy bé có vẻ thích và hài lòng với “ti” giả đang ngậm trong miệng, có nghĩa bước đầu bạn đã thành công.

Nên chú ý, bạn chỉ tập cho bé làm quen với “ti” giả trong thời gian ngắn, để tránh trường hợp bé “ghiền” “ti” giả.

Chọn bình sữa cho con

Bạn nên lựa chọn bình sữa hình dáng đầu “ti” tương đương với vú mẹ (ví dụ như: đầu “ti” tròn đầy, vừa phải…). Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng (sữa sẽ chảy nhanh hơn), và ngược lại.

Bạn cũng nên chú ý đến chất liệu của núm “ti”. Có thể mua cùng lúc nhiều loại núm như núm làm bằng cao su hoặc silicon để bé thử. Khi bé hài lòng với núm nào nhất, nên duy trì loại núm đó trong suốt giai đoạn bé bú bình.

Tập bằng sữa mẹ

Với những bé được bú mẹ ngay từ khi lọt lòng, bé sẽ khó chấp nhận loại sữa có mùi, vị khác. Vì vậy, để bé có “thiện cảm” với bình sữa, giai đoạn đầu nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú. Sữa mẹ tạo cho bé cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình bạn mới nên thay bằng sữa công thức. Tuy nhiên cũng cần tập để cho bé làm quen dần, chẳng hạn như: 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa công thức/ngày, sau đó tăng lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa công thức/ngày…

Tập bú vào giờ nhất định

Khi bé chưa thực sự quen với việc bú bình, bạn nên tập cho bé bú vào một thời gian nhất định trong ngày. Nếu bé “dễ chịu” có thể cho bé bú bình vào lúc bé đang đói. Trong trường hợp bé không chịu bú khi thức – kể cả lúc đang đói, bạn nên tập cho bé bú lúc bé lơ mơ ngủ (ngủ chưa say), lúc này phản xạ mút, bú của bé sẽ lên cao nên bé dễ chấp nhận núm “ti” hơn. Nếu khi ngủ mà bé vẫn không chịu bú bình, bạn nên sờ nhẹ vào vành tai bé, bé sẽ hơi tỉnh (đừng để bé thức giấc), theo quán tính mút “ti” mẹ mà bé chịu bú bình. Nếu kiên trì bạn sẽ thành công.

Tư thế bú

Khi cho bé bú bình, bạn nên chú ý để bé nằm gối cao đầu, hơi nghiêng một chút để không bị sặc sữa. Với bé mới tập bú bình, bạn hãy tạo cho bé cảm giác như đang được ti mẹ, từ tư thế ôm bé, chỗ ngồi đến cách cầm bình… Như vậy bé sẽ có cảm giác quen thuộc, không lạ với ti bình.

Mẹo hay giúp trẻ thích uống sữa

Tôi không thể cho bé 2 tuổi nhà tôi uống bất kỳ loại sữa nào. Tôi đã thử sữa đậu nành, sữa bò có nhiều hương vị khác nhau nhưng đều thất bại. Xin cho tôi lời khuyên.

Trả lời:

Sữa là một thực phẩm thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ bởi nó rất giàu can-xi, vitamin D, protein và các vi chất khác. Theo khuyến nghị, trẻ từ 1-3 tuổi cần 500mg can-xi mỗi ngày (tương đương với khoảng 500g sữa/ngày)

Một số trẻ bỏ sữa khi chúng bị chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hay sữa tươi, hoặc từ bú bình sang uống cốc. Một số khác thì thích hương vị của nước lọc, nước quả hay các loại nước khác mà được đưa vào thêm trong chế độ ăn của trẻ. Cuối cùng, một số trẻ dưới 3 tuổi bị rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ được đường lactose trong sữa (chứng không dung nạp lactose) và vì uống sữa luôn khiến chúng có cảm giác khó chịu như đầy bụng, chuột rút hay tiêu chảy.

Nếu cơ thể bé vẫn tiêu hóa sữa tốt nhưng bé không muốn uống, thì có thể thử áp dụng các cách sau:

- Bắt đầu với lượng nhỏ: Một khẩu phần đối với trẻ 1-3 tuổi là 170g sữa, so với trẻ lớn hơn và người trưởng thành là 228g. Vậy thì mỗi lần cho bé uống, hãy chỉ cho uống khoảng 25 – 50g sữa. Tiếp tục bổ sung lượng nhỏ để bé học dần cách chấp nhận và thích thú với nó.

- Thêm cơ hội lựa chọn: Vào các bữa ăn chính và phụ, hãy đưa sữa vào đồ uống của bé bằng cách hỏi con muốn uống sữa trắng/sữa dâu hay sữa sô-cô-la. Các bé tuổi chập chững rất thích độc lập nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể kiểm soát được sự lựa chọn của bé. Với cách như thế này, bạn cũng sẽ giúp bé điều chỉnh uống sữa nguyên chất thay cho sữa nhiều hương vị, sữa không đường thay cho sữa thêm đường.

- Tạo cho trẻ sự hứng khởi: Đựng sữa trong chiếc cốc trẻ yêu thích, dùng 1 chiếc ống hút vui nhộn hoặc đựng trong 1 chai thể thao với thiết kế nắp uống trực tiếp đặc biệt. Các bé luôn mong chờ được uống sữa khi chúng được đựng trong những vật dụng đặc biệt.

- Chọn các loại sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm từ sữa cũng rất giàu can-xi. Đó là sữa chua, phô mai, kem. Bạn có thể làm sữa lắc hoặc nước quả trộn sữa, kem làm từ sữa ít béo hay sữa chua hoa quả.

-Tăng cường các thực phẩm giàu can-xi: Mặc dù các sản phẩm từ sữa là nguồn can-xi lý tưởng nhưng đậu phụ, cá mòi, một số loại rau lá xanh và các thực phẩm bổ sung can-xi như nước cam, ngũ cốc và các thực phẩm ăn sáng cũng rất giàu vi chất này.

- Trộn sữa vào thực phẩm: Một món ăn nhiều em bé ưa chuộng là trộn sữa với ngũ cốc giòn hay cho phô-mai vào cháo, súp.

- Luôn có thái độ tích cực với sữa: Bản thân bạn cũng cần phải uống sữa một cách hào hứng để bé bắt chước theo.

Nếu bé buồn nôn, ợ hơi, chuột rút, đầy bụng hay tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa thì rất có thể bé bị hội chứng bất dung nạp đường lactose trong sữa. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ enzym để tiêu hóa chất bột đường (cacbon hydrate). Tuy nhiên, một số trường hợp mắc chứng bất dung nạp lactose lại có thể ăn sữa chua, phô mail kem. Vì thế, nếu bé không dung nạp lactose trong sữa nước thì bạn có thể cho bé thử các sản phẩm làm từ sữa. Trên tất cả, trước khi thực hiện, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ con mắc bệnh này.

Nếu bạn muốn bé bỏ thói quen bú bình cũng không hề khó nhé

Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên kéo dài thời gian bú bình của trẻ quá lâu để tránh cho trẻ các bệnh về răng miệng, trục trặc trong phát âm. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất đến từ việc bú bình là có thể thúc đẩy sự phát sinh các vi khuẩn nguy hiểm trong miệng. Các bậc phụ huynh nên giúp trẻ bỏ thói quen bú bình càng sớm càng tốt vì sức khỏe của con trẻ.

Mẹo giúp trẻ bỏ thói quen bú bình

Tiến sĩ Miriam Labbok, giám đốc Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ở Đại học North Carolina, chỉ ra rằng khi dùng bình, trẻ thường ngậm đầu vú giả và giữ sữa ở trong miệng lâu hơn, tạo điều kiện để chất đường có đủ thời gian để làm hỏng răng và lợi. Bên cạnh đó, việc mút vú giả, theo thời gian, sẽ khiến cho vị trí của răng bị chuyển dịch trong lợi.

Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ chuyển sang nhấm nháp bằng cốc nhỏ từ giữa 6-12 tháng vì nếu chậm hơn, bình sữa sẽ trở thành một vật gắn bó, không thể tách rời của trẻ.

Lợi ích của những chiếc cốc theo các bác sĩ nha khoa là khi uống bằng cốc trẻ sẽ sử dụng những cơ khác trong miệng so với lúc dùng bình, giúp phát triển khả năng phát âm của trẻ.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng để giúp bé nhanh chóng bỏ được sự lệ thuộc vào chiếc bình.

Bố mẹ là tấm gương của trẻ

Đừng bắt trẻ phải từ bỏ thói quen bú bình ngay lập tức. Các bậc phụ huynh nên tập cho em bé làm quen dần bằng cách thay thế bình sữa bằng cốc theo từng cữ. Hay nói cách khác, nếu em bé của bạn thường bú 3 cữ sữa mỗi ngày, hãy bắt đầu thay chiếc cốc vào trong một cữ, tốt nhất là cữ sáng.

Thay vì đưa bình cho trẻ từ đầu bữa ăn như thường lệ, hãy cho trẻ uống sữa từ cốc, vừa dỗ dành, khuyến khích tinh thần của trẻ bằng những lời khen, chẳng hạn: “Em bé giỏi quá, biết uống bằng cốc giống bố mẹ rồi nè”.

Trẻ em trong những năm đầu đời thích nghi với cuộc sống chủ yếu thông qua việc bắt chước hành vi, lời nói của bố, mẹ. Vì vậy, muốn trẻ bỏ thói quen bú bình, cách nhanh nhất là người lớn hãy làm gương cho bé bắt chước.

Một lưu ý nhỏ là cốc của bé phải được trang trí xinh xắn và có đầu uống nhỏ để bé không cảm thấy quá xa lạ so với đầu mút của núm vú giả.

Tăng tiến từng tuần

Một tuần sau khi cho bé uống sữa bằng cốc thay bình sữa quen thuộc trong cữ sữa sáng của trẻ, bạn tiếp tục thay thế thêm cữ sữa giữa ngày. Trong một tuần đầu, bạn vẫn phải tiếp tục cho bé bú bình trong 2 cữ còn lại (buổi trưa và buổi tối) để trẻ yên tâm rằng chiếc bình thân thiết của mình không biến mất hoàn toàn mà chỉ đến trễ một chút thôi.

Đợi đến khi bé khá quen với việc uống sữa trong cốc (thể hiện qua việc bé không khóc và làm đổ sữa ra ngoài cốc), đây là thời điểm để bạn quyết tâm “loại bỏ” bình sữa khỏi cữ sữa tối của bé. Thông thường, bắt trẻ bỏ thói quen bú bình vào buổi tối trước giờ ngủ là khó khăn nhất, nên tiến hành cuối cùng. Bình sữa đã trở thành vật bất ly thân đưa trẻ chìm vào giấc ngủ say, nếu không có bình sữa bên cạnh, trẻ sẽ mất cảm giác an toàn. Vì vậy, người lớn đừng quá hối hả và cứng rắn mà hãy kiên nhẫn hơn khi tập cho trẻ uống sữa trong cốc trước khi ngủ.

Tác dụng của phần thưởng

Như đã nêu trên, cắt bỏ hoàn toàn việc bú bình của trẻ, nhất là trước giờ ngủ là một công việc rất khó khăn, đặc biệt là nếu thiếu những phần thưởng cho trẻ.

Bạn phải chuẩn bị những câu chuyện kể thú vị, những món đồ chơi và món ăn yêu thích để khen thưởng cho “thành công” của trẻ ngay sau khi trẻ uống xong cốc sữa. Sau đó, tiếp tục những nguyên tắc hàng ngày như tắm, đánh răng, dọn dẹp đồ chơi… Hành động thưởng phạt phân minh của bạn sẽ giúp cho trẻ hiểu mình được thưởng nhờ chịu uống sữa bằng cốc và sẽ không được gì nếu tiếp tục bú bình.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bướng bỉnh đòi bằng được bình sữa và bạn đã hết cách thuyết phục, hãy chiều theo ý trẻ vì bạn sẽ không muốn giấc ngủ của trẻ bị rối loạn. Hãy pha thêm nước vào trong bình sữa của trẻ. Dần dần, trẻ sẽ nhận ra rằng sữa bú từ bình nhạt nhẽo, không ngon bằng sữa uống trong cốc.

Trong thời gian tập luyện cho trẻ uống bằng cốc, hãy cất bình sữa ra khỏi tầm mắt của trẻ, đừng làm lung lạc tinh thần bé.

(st)

SHARE