Ngộ độc thực phẩm xảy ra thường xuyên, với mọi đối tượng, ở mọi nơi, nhất là giai đoạn hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất nhức nhối. Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150 – 200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.000 – 7.000 người là nạn nhân.
Mùa hè là nóng bức là điều kiện thuận lợi khiến thực phẩm dễ ôi thiu, hư thối, biến chất… Và thủ phạm chính của các trường hợp ngộ độc thức ăn chính là do các loại vi khuẩn thường bao gồm khuẩn hình que, Samonella và E.Coli khiến cho thực phẩm bị nhiễm độc truyền nhiễm thông qua bãi nôn hoặc phân, hoặc do nấm mốc, ký sinh trùng, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm nguy hại,…
Ngộ độc thực phẩm rất phổ biến và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng (nguồn: Internet)
Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau: Các triệu chứng thần kinh (đặc biệt nhìn mờ, nhìn đôi, rối loạn vận ngôn, dị cảm, rối loạn về cảm giác nóng lạnh, liệt cơ, co giật), đau đầu; Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, suy hô hấp; Sốt, có máu hoặc mủ trong phân, đái ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm), đau họng; Bệnh nhân ở trạng thái giảm miễn dịch: trẻ dưới 2 tuổi, người cao tuổi, đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, suy dinh dưỡng, bệnh lý dạ dày, bệnh lý gan, rối loạn sắc tố.
Bí kíp cần bỏ túi để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
Đảm bảo vệ sinh: Luôn luôn rửa sạch tay thật kĩ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vuốt ve, chạm vào thú vật. Diệt khuẩn các dụng cụ chế biến thực phẩm, các thiết bị, dụng cụ, bề mặt làm việc để ngăn ngừa sự lây lan của các vi khuẩn gây bệnh.
Với thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm còn mới, tươi sạch, an toàn, không có mùi hôi, có biểu hiện thối rữa…tại những địa chỉ mua hàng uy tín, quen thuộc. Vệ sinh thực phẩm cũng cần đảm bảo loại bỏ các chất bẩn còn bám trên thực phẩm bằng cách rửa sạch dưới vòi nước và diệt khuẩn nhất là đối với các thực phẩm ăn trực tiếp (rau, củ, quả, trái cây…). Nấu chín kĩ thức ăn trước khi ăn. Thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn, tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng. Làm đông lạnh sẽ giúp ngăn ngừa sinh sôi và nhân rộng của vi khuẩn nên cất giữ thịt và cá chưa chế biến trong bao kín và giữ trong đáy tủ lạnh; giữ các loại thực phẩm dễ ôi thiu dưới 5 độ C (41 độ F); Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá hạn (date), có mùi vị lạ bất thường, hoặc bị ôi thiu, nổi nấm mốc….
Uống nước: Uống ít nhất 2 lít nước/ngày. Nước uống đảm bảo an toàn, diệt khuẩn, không lẫn chưa các chất độc hại (hóa chất, kim loại nặng, asen, amip,….) nhất là nước uống trực tiếp phải đạt Quy chuẩn quốc gia đối với Nước uống trực tiếp (QCVN6-1:2010/BYT).
Lựa chọn giải pháp diệt khuẩn đúng cách góp phần phòng ngừa mối nguy từ ngộ độc thực phẩm
Với ứng dụng phổ biến như rửa tay diệt khuẩn, rửa thực phẩm, giữ và bảo quản thực phẩm tươi hơn,… thì các vật dụng dùng để diệt khuẩn đặc biệt cần thiết trong mỗi gia đình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, có rất nhiều vật dụng diệt khuẩn được lựa chọn như: nước muối, dấm, dung dịch thuốc tím, chanh để ngâm rửa rau củ quả, máy ozone để ngâm sửa thực phẩm… tuy nhiên đây là những giải pháp chưa có minh chứng về hiệu quả khử khuẩn ở mức độ nào, thậm chí dấm, nước chanh, nước muối khả năng diệt khuẩn gần như rất thấp.
So với các giải pháp diệt khuẩn trên thì diệt khuẩn bằng Nano Bạc hiện được coi là công nghệ diệt khuẩn tiên tiến và tối ưu, nhờ khả năng diệt khuẩn lên đến 99.99% và an toàn cho sức khỏe nhờ đặc tính lành của bạc. Đây là giải pháp được các nhà khoa học khuyến khích và được các hãng điện máy hàng đầu thế giới lựa chọn để sản xuất các vật dụng phụ vụ cho cuộc sống tiện nghi như: tủ lạnh kháng khuẩn, máy giặt diệt khuẩn, tủ động diệt khuẩn, bình nước nóng diệt khuẩn…. Và cũng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.
Theo 24h