Dưới đây là 3 loại sẹo mụn thường gặp nhất và cách điều trị chúng để tìm lại làn da láng mượt, mịn màng như bạn hằng mong ước.
Sẹo lõm
Theo cách chuyên gia y tế thì sẹo lõm là những hõm sâu trên da tạo với nhiều kích cơ và hình dạng khác nhau. Những hõm sâu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp của làn da của bạn. Sẹo lõm là cơ thể sản sinh không đủ collagen để phục hồi làn da.
Cách điều trị
Đối với vết sẹo lõm, dưới đây là những phương pháp điều trị hiệu quả nhất:
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất cho sẹo lõm. Phẫu thuật sẽ giúp nâng mô da lên bề mặt da và giúp lấp đầy những hõm sâu và tái tạo lại làn da mịn màng, khỏe mạnh.
Tái tạo da bằng laser
Bạn cần phẫu thuật tái tạo da bằng laser trong trường hợp vết sẹo lõm sâu và trầm trọng. Trong trường hợp này, phẫu thuật giúp làm cho vết sẹo nhỏ hơn, hõm sâu nông hơn. Thủ thuật tái tạo da bằng laser thường được sử dụng để điều trị sẹo mụn trứng cá.
Microdermabrasion (Điều trị siêu mài mòn da)
Thủ thuật điều trị này được khuyến cáo cho những trường hợp sẹo lõm nhẹ. Nguyên lý hoạt của microdermabrasion là loại bỏ lớp sừng để làn da nhanh chóng thay thế những tế bào chết và tái tạo bằng những tế bào da mới khỏe mạnh.
Sẹo lồi
Loại sẹo này là hậu quả của quá trình tăng sinh collagen, thường xảy ra ở những người có làn da ngăm. Kích thước sẹo lồi tùy thuộc vào tình trạng tổn thương da lúc đầu và có nguy cơ lớn dần theo thời gian.
Cách điều trị
Tiêm: Một số loại thuốc chứa các chất như corticosteroids, interferon, silic, và các loại thuốc tương tự sẽ được tiêm vào da để làm phẳng và làm sẹo co lại, tạo ra bề mặt da đồng đều.
Cryotherapy: Với thủ thuật này, mô sẹo bị đông lạnh từ đó bị phá hủy và loại bỏ.
Vết thâm, vết đỏ
Sau khi hết mụn, bạn sẽ thấy trên da của mình thường xuất hiện các vết thâm. Đây được gọi là quá trình tăng sắc tố da trên vùng da bị ảnh hưởng.
Ngược lại, một số trường hợp, bạn sẽ bị vết đỏ do cơ thể không sản xuất đủ melamin khiến vùng da sau mụn có màu sắc khác với vùng da xung quanh.
Cách điều trị
Không giống như sẹo lồi và sẹo lõm, vết thâm và vết đỏ trên da sau khi bị mụn thường được điều trị dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, các vấn đề này sẽ tự biến mất theo thời gian.
Nếu bạn bị vết thâm do mụn trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hãy sử dụng một trong số những biện pháp sau:
Microdermabrasion (Điều trị siêu mài mòn da)
Chăm sóc da tự nhiên (Sử dụng các chất tẩy da chết tự nhiên)
Điều trị bằng laser
Mặt nạ hóa học: Thông thường, mặt nạ hóa học có chứa salicylic, glycolic hoặc axit hydroxy alpha khác (AHA). Mặt nạ hóa học được sử dụng để làm giảm các vấn trên da như vết thâm, vùng da sẫm màu, nếp nhăn…
Nguồn: Emđẹp.vn