Đăng ảnh chụp cùng người yêu lên mạng, cô gái bị cộng đồng xúc phạm tới mức phải treo cổ tự tử

Cảnh sát Ấn Độ ban đầu chỉ cho rằng đây là một vụ tự tử thông thường, nhưng sau đó đã nhanh chóng mở rộng điều tra khi phát hiện cô gái này đã bị bắt nạt và xúc phạm nghiêm trọng trên mạng xã hội WhatsApp.

Theo tin từ BBC, một người phụ nữ Ấn Độ 20 tuổi đã treo cổ tự vẫn sau khi bị quá nhiều người bắt nạt trên mạng xã hội WhatsApp cách đây không lâu. Sự việc bắt đầu khi cô gái này bị những người bạn của mình chất vấn bằng một số câu hỏi nhạy cảm liên quan tới Tôn giáo và tình cảm, và câu trả lời của cô gái 20 tuổi dường như là nguồn cơn bắt đầu mọi thứ.

Cảnh sát cũng đã thu thập lại các ảnh chụp màn hình của cuộc nói chuyện này – vốn đã được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội trước đó.

Đăng ảnh chụp cùng người yêu lên mạng, cô gái bị cộng đồng xúc phạm tới mức phải treo cổ tự tử - Ảnh 1.

Cảnh sát ban đầu chỉ cho rằng đây là một vụ tự tử, tuy nhiên điều tra mở rộng sau đó đã cho thấy những tác nhân xã hội tới cái chết của cô gái này.

Cuộc điều tra sau khi các báo cáo về vai trò của mạng xã hội trong cái chết của cô gái này bắt đầu nổi lên vào thứ Hai cho thấy đã có năm người từ các nhóm tôn thờ đạo Hindu cực đoan ghé thăm nhà cô gái vào thứ Bảy vừa qua để cảnh báo tới cha mẹ cô về chuyện tình cảm của con gái mình, theo lời cảnh sát địa phương. Cô gái 20 tuổi ngay sau đó đã treo cổ tự tử. Ông K Annamalai, giám sát cảnh sát ở quận Chikkamagaluru, phát biểu với BBC rằng người phụ nữ trẻ tuổi đã để lại một lá thư tuyệt mệnh.

“Cô gái trẻ đã đề cập tới một bức ảnh của mình chụp chung với một người đàn ông theo Đạo Hồi. Mọi người bắt đầu bình luận vào tấm ảnh đó một cách rất tiêu cực” – ông nói. “Có vẻ như cô gái đã treo cổ tự vẫn trong nhà cô sau khi năm người (chưa rõ vai trò hay nhân thân) đi đến nhà cô và than phiền với mẹ cô rằng cô đang yêu một người đàn ông Hồi giáo.”

Ông nói thêm rằng cảnh sát đã bắt giữ một người, và đang tìm kiếm người khác để khai thác và phục vụ điều tra. Cô gái trẻ đã thừa nhận với một người bạn trên WhatsApp rằng cô đang yêu một người đàn ông Hồi giáo ngay sau khi bị thẩm vấn về tình bạn của cô với anh nọ. Cảnh sát cho biết các ảnh chụp màn hình của cuộc trao đổi này đã được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Đăng ảnh chụp cùng người yêu lên mạng, cô gái bị cộng đồng xúc phạm tới mức phải treo cổ tự tử - Ảnh 2.

Hindu giáo và Hồi giáo dường như chưa tìm được tiếng nói thuận hòa chung tại Ấn Độ.

Ông Imran Qureshi của đài BBC Hindi, người đã xem qua các ảnh chụp màn hình, cho biết những dòng tin nhắn WhatsApp này đang được nhanh chóng được chia sẻ rất nhanh. Cũng cùng trong những dòng thông điệp được chia sẻ, cô gái 20 tuổi được khuyên không nên “dính dáng” với một người đàn ông đã trao lòng cho đức tin khác, và câu trả lời: “Nhưng tôi cũng yêu cả Hồi giáo nữa.” đã trở thành ngọn đuốc bức tử cô gái trên mạng xã hội Ấn Độ.

Cô cũng nói thêm rằng, bản thân mình không nhận thấy việc yêu một người đàn ông tới từ một tôn giáo khác là có gì sai trái cả.

Ông Annamalai cũng nói rằng “Bất cứ những ai đã chỉ trích người phụ nữ này, dù là trên Facebook hay WhatsApp, sẽ bị bắt”.

“Chúng tôi tin rằng nó là một sự quấy rối nghiêm trọng vì cuộc sống của một người trẻ đã bị tước đi. Chúng tôi đang thực hiện vụ án này một cách nghiêm túc vì đó không phải là lỗi của cô ấy”, ông nói thêm.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã chứng kiến những căng thẳng tôn giáo leo thang Hindu-Hồi giáo đối với cái được gọi là “tình yêu jihad”, bắt nguồn từ việc người từ hai tôn giáo này yêu lẫn nhau. Với một số người cực đoan, tình yêu này hoàn toàn là không được phép.

Đăng ảnh chụp cùng người yêu lên mạng, cô gái bị cộng đồng xúc phạm tới mức phải treo cổ tự tử - Ảnh 3.

Tình yêu Jihad vẫn còn vấp phải nhiều trở ngại ở cộng đồng người Hindu giáo và Hồi giáo.

Theo dòng sự kiện này, một bài báo với thái độ khẩn thiết và bức xúc đã được đăng tải trên kênh CNN với tựa đề: “Vòng luân hồi nhục nhã: Hà hiếp phụ nữ ngoài phố; sau đó là cả trên mạng”. Theo như bài bào đó, mặc dù mạng lưới xã hội đã giúp nâng cao nhận thức về quyền của phụ nữ ở Malawi (Đông Nam Phi) nhưng cũng chính Internet cũng đã khuếch đại cho một nền văn hoá lạm dụng cổ hủ vẫn luôn tồn tại từ bao đời nay. Những câu chuyện được đưa kèm đều ẩn chứa những hình ảnh đau lòng về việc ngược đãi và bắt nạt phụ nữ rồi sau đó, được phổ biến ra thế giới nhờ có Internet.

Rõ ràng, theo sự phát triển của xã hội số, phụ nữ lại càng trở thành những người cần được bảo vệ nhiều hơn trước áp lực từ những xã hội vẫn còn tồn tại bất công, hạn chế.

Theo Helino
SHARE