Công ty khởi nghiệp robot làm giày Nike làm bằng công nghệ tĩnh điện, năng suất gấp 20 lần con người

Grabit, một công ty khởi nghiệp nghiên cứu robot, vừa phát minh ra một loại máy có thể làm việc với tốc độ gấp 20 lần con người. Đặc biệt hơn, cách vận hành của nó không phải là lập trình cao siêu mà là phụ thuộc vào nguyên lý tĩnh điện.

Công ty khởi nghiệp robot làm giày Nike làm bằng công nghệ tĩnh điện, năng suất gấp 20 lần con người

Trong tháng vừa qua, Grabit đã bắt đầu cung cấp các thiết bị lắp ráp mũi giày cho Nikes có thể hoạt động với tốc độ gấp 20 lần tốc độ công nhân.

Phần lớn công nhân Nike tập trung vào việc sản xuất phần mũi giày – phần linh hoạt của giày trên đầu bàn chân của bạn. Đối với nhiều giày thể thao, mũi giày trông giống như một mảnh chất liệu với vết khâu khéo léo khó nhìn thấy. Nhưng thật ra họ phải nung nóng đến 40 lớp bộ phận xếp chồng lên nhau đến khi chảy ra.

Mặc dù robot ngày nay có thể điều khiển nhiều vào quá trình sản xuất giày, vẫn còn vài điểm vượt quá khả năng của chúng. Vậy nên con người có trách nhiệm hoàn thành nốt việc còn lại.

Giờ đây, với sự xuất hiện của công nghệ mới đến từ công ty khởi nghiệp Grabit, Sunnyvale, California, chúng có thể hỗ trợ máy móc thao tác một cách hoàn toàn mới bằng công nghệ tĩnh điện (hiện tượng làm cho tóc bạn dựng đứng lên khi bạn chà tay vào quả bóng). Chính vì vậy, bốn năm trước, tập đoàn Nike đã đổ tiền đầu tư vào Grabit.

Vào cuối năm nay, Trung Quốc và Mexico sẽ đưa vào sử dụng khoảng 10 robot trong dây chuyền sản xuất mới. Đây có thể là một bước tiến đầy nỗ lực của Nike trong việc thay đổi kinh tế của ngành sản xuất giày để mở thêm nhiều nhà máy gần các thị trường tiêu dùng lớn ở Hoa Kỳ và Châu Âu.

Khá nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng quan tâm đến khái niệm tự động hóa. Dây chuyền sử dụng cánh tay robot đã và đang làm rất nhiều công việc trong nhà máy sản xuất xe hơi những năm qua. Đối với Grabit, hợp tác với Nike cho thấy việc kinh doanh của họ đang lọt vào mắt xanh của các công ty thời trang nổi tiếng trên thế giới.

Khác với cái tên, sự cải tiến của Grabit không dựa trên việc tạo ra robot bắt chước kiểu chuyển động từ con người. Thay vào đó, công ty thêm vào các tấm pad (miếng đệm) điện cực. Nếu nạp điện đúng cách, chúng có thể hình thành một điện trường hút lấy mọi bề mặt bất cứ vật gì. Ông Greg Miller, giám đốc điều hành của Grabit nói: “Điều này giúp Grabit có thể làm những việc mà các công ty nghiên cứu robot khác khó chinh phục được. Chúng tôi đang thực hiện những thứ mà người khác không thể làm được.”

Harsha Prahlad – người sáng lập Grabit.

Viện nghiên cứu phi lợi nhuận SRI, ở Menlo Park, California, đã nghĩ ra ý tưởng về Grabit. Harsha Prahlad, người thành lập công ty và hiện là giám đốc công nghệ và giám chế sản xuất, có khoảng ba chục bằng sáng chế liên quan đến điện giải. Ông đã dành thời gian để dựng lên các robot leo tường với ý tưởng khâu sản xuất và hậu cần sẽ quyết định cơ hội cho công ty. Năm 2013, Prahlad tách Grabit ra khỏi SRI, và công ty này đã huy động được khoảng 25 triệu USD (khoảng 570 tỷ VND) từ các nhà đầu tư bao gồm nhà sản xuất thiết bị điện tử Flex, tập đoàn dệt may Esquel và Samsung.

Máy móc của Grabit trong xưởng giày nhìn giống như các máy nướng sandwich Panini khổng lồ hơn là rôbốt hình người. Chúng cũng được thiết kế để làm việc với con người. Phần mềm đã lập trình chúng cách xếp chồng các lớp vải của mũi giày, đun nóng trên một chiếc bàn kính, rồi nhường lại chỗ cho nhân viên lắp ráp. Tấm pad điện cực sẽ quyết định mọi thứ, còn camera giám sát cả quá trình.

Chiếc máy sẽ gắp lên một sản phẩm dang dở và tắt điện, thả chúng vào đúng cấu hình rồi đưa vào máy ép nhiệt.

Một công nhân có thể mất từ 10 đến 20 phút để làm các việc trên, còn máy Grabit chỉ cần khoảng 50 đến 75 giây. Trong một ca làm việc tám giờ, chúng có thể làm từ 300 đến 600 đôi giày.

Theo công ty, chỉ có hơn một triệu người làm trong 591 nhà máy Nikes toàn thế giới, nghiêng về phía các thị trường lao động giá rẻ ở Châu Á. Họ muốn mang xưởng giày đến gần các thị trường tiêu dùng lớn ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Do đó, Nike điều hành xưởng chế tạo máy móc tiên tiến tại Oregon, và năm 2015 hợp tác sản xuất với Flex để phát triển công nghệ mới.

Giám đốc điều hành của Nike, Eric Sprunk nhận xét Grabit là một “chiến lược phù hợp với xu hướng của Nike để thúc đẩy sản xuất hiện đại.” Các đối thủ lớn của Nike như Adidas và tập đoàn Under Armor cũng đang tiến hành cách thức tương tự.

Các yếu tố tự động hoá ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch xây dựng xưởng máy của Nike. Hiện tại đã có 49 nhà máy sản xuất sản phẩm Nike tại Mỹ. Miller thừa nhận việc chuyển hướng sang các nhà máy tự động có thể đe doạ đến việc làm của công nhân, nhưng đưa ra lý lẽ rằng nhà máy sản xuất hiệu quả hơn sẽ tạo công ăn việc làm tốt hơn khi họ bị dời đi.

Anh thợ giày Grabit đang làm việc trong trụ sở công ty tại Sunnyvale.

Dan Kara, giám đốc nghiên cứu về robot, tự động hóa, và các hệ thống thông minh tại hãng phân tích thị trường ABI Research cho biết, cho đến nay các robot đã quá đắt để chứng minh năng suất của mình. Nhưng công nghệ và các ưu đãi về tài chính đang có sự thay đổi lớn trong cán cân giữa con người và lao động máy móc. Ông nói: “Đây là một thị trường khổng lồ, chất lượng dịch vụ thấp, và các nhà sản xuất đang phải chịu áp lực để làm mọi thứ hiệu quả hơn”.

Grabit nói riêng thị trường ngành may mặc đã chi 200 triệu đến 300 triệu USD cho các nhà sản xuất robot. Các robot này trị giá đến 100,000 đô la và khách hàng cũng phải trả một khoản phí cài đặt phần mềm cũng như thay thế định kỳ tấm pad điện cực.

Mặc dù các loại máy móc này có thể làm giảm nhu cầu nhân lực, nhưng chúng cho phép các công ty tái định vị cách vận hành công nghiệp. “Giao hàng trong ngày là điều bình thường nếu bạn ở trong một thành phố cấp 1”, Kim nói. Điều này có nghĩa là xây dựng các kho hàng ở các thành phố lớn, nơi không gian tuy đắt đỏ nhưng chật hẹp. “Các kho đô thị, theo định nghĩa, sẽ ở trong những khu vực đông đúc”.

Theo Trí thức trẻ

SHARE