Kính là vật liệu ngày càng được các hãng điện thoại sử dụng cho các sản phẩm của họ, tuy nhiên nó sẽ kéo theo những lo ngại nhất định khiến nhiều người chấp nhận chi thêm tiền cho các phụ kiện vỏ bảo vệ.
Để phòng tránh rơi vỡ do trơn trượt khi cầm máy trên tay, người dùng thường quan tâm đến thiết kế vỏ của điện thoại. Vỏ kim loại được cho là tốt nhất để cầm nắm nhờ khả năng chống rơi tốt, nhưng lại rất ít điện thoại sử dụng vật liệu này. Vỏ da cũng có khả năng chống rơi, nhưng chúng chủ yếu được sử dụng trong các điện thoại đắt tiền.
Thay vào đó, các công ty chuyển sang sử dụng kính hoặc gốm cho vỏ của máy. Trong số này, kính được sử dụng phổ biến hơn hẳn. Câu hỏi đặt ra là tại sao các công ty không chọn sử dụng vật liệu chống trơn khác, chẳng hạn như nhựa? Hãy cùng tìm hiểu.
Nhựa bền nhưng tản nhiệt kém
Nói đến chất liệu nhựa, nhiều người chắc chắn sẽ nghĩ đến những chiếc điện thoại Nokia Lumia đa màu sắc trong quá khứ. Nokia đã sử dụng vỏ nhựa chủ yếu từ polycarbonate – một loại vật liệu nhựa tổng hợp. Về cơ bản, vật liệu nhựa tương đối bền, gia công dễ và màu sắc rất tươi sáng.
Nhựa có thể chống trơn tốt, nhưng vật nó trông rẻ tiền, tản nhiệt không tốn nên dần bị thay thế bằng các vật liệu khác. Vì lý do này, vỏ nhựa cũng chủ yếu được sử dụng trên các điện thoại giá rẻ như là cách để tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm của kim loại
Sau khi các nhà sản xuất rời bỏ vỏ nhựa, họ chuyển sang vỏ kim loại với nhiều họa tiết hơn. HTC One M8 từng là sản phẩm gây chú ý với vỏ kim loại mà mang đậm phong cách doanh nhân. Mặc dù có nhiều kết cấu hơn nhưng kim loại lại có một nhược điểm đáng ngại, đó là chặn tín hiệu nhiều hơn.
Nếu điện thoại di động không có tín hiệu, nó còn nguy hiểm hơn là thiết kế chống trơn. Tiêu biểu nhất là iPhone 4 – một sản phẩm kết hợp giữa kính và khung kim loại. Sự kết hợp này làm cho tín hiệu của iPhone 4 rất kém, đôi khi sẽ không có tín hiệu sau khi cầm một lúc.
Vỏ kính là lựa chọn tốt hơn cả
Vật liệu nhựa và kim loại có kết cấu kém và thiếu sót trong việc chặn tín hiệu, trong khi vỏ kính thì không gặp những nhược điểm đó. Hơn nữa, dưới sự nghiên cứu và phát triển của nhiều nhà sản xuất điện thoại di động, thân máy bằng kính đã thay đổi thành nhiều dạng khác nhau.
Ngoài kính, hiện nay nhiều hãng cũng sử dụng vỏ gốm, tuy nhiên gốm quá nặng và tỷ lệ năng suất không cao.
Nhiều điện thoại hàng đầu hiện nay được làm bằng da, chẳng hạn như Xiaomi 12, tuy nhiên da không dễ được chăm sóng, tản nhiệt kém hơn kính. Nhìn chung, kính có ưu điểm hơn hẳn. Do đó, một số nhà sản xuất hiện sử dụng kết hợp da và kính, chẳng hạn như dòng iQOO 10.
Tuy nhiên, ngay cả khi các nhà sản xuất điện thoại di động sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau cho vỏ điện thoại với đầy những hứa hẹn về khả năng chống rơi vỡ, họ cũng không thể ngăn người dùng mua vỏ bảo vệ vì chi phí sửa chữa nếu rơi vỡ khá cao, đặc biệt là kính.