Hồng Kông không như là mơ: Những góc tối của trung tâm tài chính Châu Á

Hồng Kông được biết đến là một trong những thị trường nhà ở đắt nhất trên thế giới với các trung tâm mua sắm lộng lẫy, tráng lệ. Nhưng cũng như bao đô thị khác, Hồng Kông cũng có mặt tối của mình, và tour du lịch của Alla Lau khai thác khía cạnh này của thành phố.

Hồng Kông không như là mơ: Những góc tối của trung tâm tài chính Châu Á

Alla Lau lao vào giữa dòng người trên phố Kweilin ở khu vực Sham Shui Po đổ nát của Hồng Kông, nhìn ngó đằng sau lưng họ cho đến khi cô tìm được thứ cô đang tìm kiếm. Lau vẫy tay chào một nhóm khách du lịch, chủ yếu là người da trắng, đi dép tông với giọng Mỹ.

“Ở đằng kia”, Lau nói, chỉ vào một sticker trắng với các kỹ tự Trung Quốc được biết bằng tay đề cập tới một tòa nhà đầy bụi bẩn ở phía bên kia con phố. Đó là mẩu quảng cáo cho một trong những căn hộ lồng nổi tiếng ở Hồng Kông. Chỉ cần từ khoảng 154 USD, người dân có thể thuê một cái “lồng” để ngủ. Nó chật hẹp đến mức gần như không có không gian để ngồi thẳng dậy.

Nhóm du khách mà Lau dẫn đi đã đăng ký một chuyến tham quan đến những góc ít lộng lẫy hơn của thành phố giàu có này. Trong 3 giờ đồng hồ, du khách sẽ biết thêm về những lao động nghèo và những người bán hàng rong trên đường phố.

Dù điều kiện trong các căn hộ lồng rất kinh khủng, giá của chúng vẫn không hề rẻ. Giá thuê hàng tháng cho mỗi mét vuông của chúng vẫn nhiều hơn các căn hộ có giá trị cao hơn ở Hồng Kông, một trong những thị trường nhà ở đắt nhất trên thế giới. Nhiều người sống trong các căn hộ lồng kiếm tiền ít hơn rất nhiều so với thu nhập trung bình hàng tháng của thành phố (khoảng 1540 USD/tháng).

Trong suốt 8 – 9 tour cô hướng dẫn hàng tuần, Lau tập trung du khách tại ga tàu điện ngầm ở Mong Kok. Chào mừng khách du lịch trong một chiếc áo khoác nê-ông với một nụ cười tươi, cô đưa cho họ những tấm bản đồ có màu sắc tươi sáng. Một chuyến tham quan gần đây có khởi đầu giống như bao chuyến tham quan trước đó khi cô dẫn một nhóm du khách đi qua những người bán dạo cá vàng được đựng trong các túi nhựa trên đường phố.

Cầu dành cho người đi bộ ở khu vực Mong Kok là nơi những người giúp việc nước ngoài tụ tập giao lưu trong ngày nghỉ

Tuy nhiên, đã có một sự khác biệt trong chuyến đi này. Khi dẫn những du khách đi qua chỗ nghỉ ngơi của những người giúp việc Philippines và Indonesia, Lau khẽ nói với nhóm của mình rằng những người phụ nữ này không được hưởng mức lương tối thiểu ở Hồng Kông, thay vào đó, mức lương khác và thấp hơn được áp dụng cho họ. Những vị khách này tính toán số tiền đó sang tiền tệ của mình và cảm thấy vô cùng ngạc nhiên cũng như thất vọng.

Lau được truyền cảm hứng để trở thành một hướng dẫn viên du lịch ở Hồng Kông sau chuyến du lịch bụi vòng quanh châu Âu. Cô đã tham gia một chuyến tham quan ở Sofia, Bulgaria mà đã làm nổi bật mặt tối của thành phố này.

Quyết tâm mang lại một trải nghiệm tương tự ở Hồng Kông, cô đã tham gia một công ty lữ hành với vai trò một hướng dẫn viên du lịch ở thành phố quê hương mình, nhưng cô đã thất vọng vì lời dẫn cô nhận được không đào sâu dưới bề mặt. Cô không hứng thú chia sẻ với du khách về địa điểm mua sắm.

Do đó, cô đã chuyển sang làm việc tại Hong Kong Free Tours nơi cô được trao cơ hội chia sẻ với khách du lịch về những vấn đề cô và bạn bè cô phải đối mặt, bao gồm khó khăn trong việc kiếm tiền để trang trải cuộc sống.

Lau chia sẻ: “Mọi người đến Hồng Kông trong 3 hoặc 4 ngày và nhìn thấy Tesla, Mercedes, những tòa nhà chọc trời ở khu trung tâm, tất cả những thứ mà nhà chức trách đang cố gắng để quảng bá. Nếu tôi là một du khách, tôi sẽ nhìn thấy những thứ đó, giá cả đắt đỏ ở đây và nghĩ ‘người Hồng Kông chắc phải có một cuộc sống thực sự tốt’. Đó chỉ là một mặt của Hồng Kông. Nó không kể nhiều những câu chuyện của người dân.”

Khi chuyến tham quan đi sâu vào bán đảo Kowloon, Lau bàn luận về cuộc khủng hoảng nhà ở của thành phố. Cô dừng lại bên ngoài các cơ quan bất động sản để giải thích về giá nhà thay vì đưa nhóm du khách đến với phố Sneakers được các du khách thích mua hàng giảm giá ưa chuộng.

Cô cũng đưa nhóm khách du lịch đi qua những căn nhà xiêu vẹo, tạm bợ trên phố Tung Chau, một cộng đồng vô gia cư ở rìa Sham Shui Po, và dặn dò họ không được chụp ảnh.

Khi chuyến tham quan kéo dài 3 tiếng kết thúc, Lau vẫn tươi cười và nhận tiền bo. Dù những tou du lịch miễn phí, nhưng khách hàng có thể chọn trả tiền. Một số người biến mất trong dòng người ở hệ thống tàu điện ngầm ở Hồng Kông, nơi họ có thể xuất hiện trở lại 10 phút sau đó ở trung tâm mua sắm giàu có của hòn đảo này với những cửa hàng Louis Vuitton và Armani mát lạnh điều hòa.

Lau lớn lên trong một khu chung cư ở Wong Tai Sin, không xa nơi cô dẫn tour. Cô sống cùng cha mẹ trong một căn hộ 2 phòng ngủ nơi cô đã từng chia sẻ 1 phòng ngủ với em gái và em trai. Cuộc sống hiện tại của cô dễ dàng hơn nhiều so với cha mẹ ở độ tuổi của cô, nhưng chi phí sinh hoạt cao ở Hồng Kông đồng nghĩa với việc trung tâm mua sắm tráng lệ nơi du khách thường xuyên lui tới nằm ngoài tầm với của cô.

Khi nói về khu vực kinh doanh chính ở Hồng Kông, cô cho biết: “Không ai tôi quen biết ăn trưa ở khu Central hay Admiralty cả.”

Sự khác biệt trong tour của Lau được các du khách nước ngoài rất trân trọng. Cheryl Dilks, một du khách đến từ Guam, đã tham gia vào tour của Lau trong chuyến du lịch đầu tiên đến Hồng Kông chia sẻ về trải nghiệm của mình: “Phía bên này của thành phố trông khá sạch sẽ ở khắp mọi nơi, và bạn không nhìn thấy nhiều người vô gia cư. Vì vậy, việc cô ấy giải thích những sự bất công cho chúng tôi là một điều gì đó tôi thực sự biết ơn.”

 

Theo Thời Đại

SHARE