Ít ai biết rằng, nước tiểu, chất thải từ chuột, chất độc hại lại được tìm thấy trong thành phần các loại mỹ phẩm giả được gán mác hàng hiệu.
Mỹ phẩm giả gắn mác hàng xách tay
Mới đây, những hình ảnh kinh hoàng trong xưởng sản xuất mỹ phẩm nhái gắn mác nước ngoài tại thành phố Đông Dương, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, thực sự khiến nhiều người “rùng mình” về công nghệ sản xuất “hàng xách tay”, “hàng ngoại nhập”.
Sau khi kiểm tra xưởng sản xuất, lực lượng chức năng đã bắt giữ 76 đối tượng liên quan trong đường dây. Đồng thời, cảnh sát cũng thu giữ 1 máy pha chế, 2 máy đóng gói, 5 máy niêm phong, 18 thiết bị sản xuất, 1.790.000 sản phẩm nhái cùng 4.400.000 bao bì giả các hãng mý phẩm từ giá rẻ cho đến đắt. Ước tính, tổng số tang vật được thu giữ có giá trị lên tới hơn 100 triệu tệ (tương đương 332 tỉ đồng).
Các thùng chứa màu sắc tạo ra sản phẩm trông nhếch nhác, bẩn thỉu.
Các sản phẩm được làm gia công với giá thành rẻ mạt.
Vỏ sản phẩm nhái thương hiệu cao cấp.
Sản phẩm nhái sau khi hoàn thành sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ.
Được biết, ổ nhóm làm hàng nhái này núp bóng một công ty sản xuất mỹ phẩm khá hợp tiêu chuẩn với đầy đủ các loại giấy tờ chứng nhận. Giá hành sản xuất các món đồ fake vô cùng rẻ mạt. Sau khi gia công, chúng đem bán với giá rẻ hơn hẳn hoặc gần bằng giá thị trường và nghiễm nhiên bỏ túi số tiền chênh lệch khổng lồ.
Mỹ phẩm được làm từ nước tiểu, chất thải
Không chỉ Trung Quốc mà một số nước phương Tây cũng đau đầu với vấn đề mỹ phẩm giả, trong đó có nước Anh. Theo ước tính của cảnh sát, người tiêu dùng Anh đã tiêu tốn ít nhất 90 triệu bảng Anh (141 triệu USD) mỗi năm cho mỹ phẩm giả.
Cũng theo cảnh sát, kết quả kiểm tra mỹ phẩm giả trong phòng thí nghiệm cho thấy, một số mẫu nước hoa giả có thành phần của nước tiểu người, chất độc xyanua; còn trong son môi, chì kẻ mắt và phấn trang điểm đã tìm thấy thuỷ ngân và asen.
Những thành phần độc hại này có thể gây dị ứng khiến da bị sưng phồng hoặc bỏng. Các sản phẩm giả thường được sản xuất trong những môi trường kém vệ sinh nên trong nhiều trường hợp, đã tìm thấy cả phân chuột, chất độc sau khi phân tích nhiều mẫu mỹ phẩm giả.
Các sản phẩm này đều gắn mác giả mạo các thương hiệu hàng đầu hiện nay như MAC, Benefit, Urban… Sau đó chúng được bán thông qua các trang web trực tuyến bao gồm của trên eBay và Amazon.
Bên trong xưởng sản xuất mỹ phẩm giả với điều kiện mất vệ sinh.
Thành phần trong các sản phẩm này đều chứa chất độc hại vượt quá quy định cho phép.
Nhiều sản phẩm gây tổn thương nặng nề cho người dùng.
Các sản phẩm nhái này thường được bán trên các trang web trực tuyến.
Mỹ phẩm giả ở Pakistan
Không chỉ ở châu Âu hay châu Á mà ngay cả vùng Trung Đông xa xôi cũng xuất hiện mỹ phẩm giả. Tại đất nước Pakistan, cảnh sát đã nhiều lần phát hiện ra các xưởng sản xuất mỹ phẩm giả. Đa phần các xưởng này đều có điều kiện vệ sinh vô cùng kém, bẩn thỉu, làm thủ công, pha trộn các loại hóa chất không rõ nguồn gốc lại với nhau.
Mặc dù chưa có thông tin chính thức về hậu quả của những sản phẩm này, nhưng chắc chắn khi nhìn những hình ảnh dưới đây không một ai dám sử dụng chúng.
Một gốc xưởng sản xuất mỹ phẩm giả.
Các sản phẩm nhái thương hiệu nổi tiếng vô cùng đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau.
Không chỉ mỹ phẩm mà dầu gội đầu, sữa tắm cũng bị làm giả.
Lô hàng dầu gội đầu nhái một thương hiệu nổi tiếng.
Theo Trí Thức Trẻ