10.000 người dự đại lễ cầu siêu nạn nhân TNGT

Năm nay, đại lễ cầu siêu được tổ chức tại chùa Hội An (Bình Dương) có chủ đề ‘Tưởng nhớ người đi- Vì người ở lại’ với hơn 10.000 người tham dự.

 

Ngày 2/11, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ủy Ban An Toàn Giao Thông quốc gia tổ chức họp báo thông tin “Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2017” lần thứ 6.

đại lễ cầu siêu,tai nạn giao thông,Ủy ban an toàn giao thông,Trung ương hội Phật giáo,Bình Dương

Theo đó, năm nay đại lễ cầu siêu được tổ chức vào ngày 11/11 tại chùa Hội An thuộc Văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương với chủ đề “Thương tiếc người chết, vì người ở lại”.

Đại diện Văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương cho biết sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” do Liên Hiệp quốc khởi xướng với thông điệp “‘Tưởng nhớ người đi – Vì người ở lại’ với hơn 10.000 tăng ni, phật tử và người dân tham dự.

Các hoạt động quan trọng bao gồm: nghi thức tâm linh Phật giáo với khóa lễ bạch Phật khai đàn, tiếp linh, cúng Phật đại khoa, quy y tam bảo…Bên cạnh đó, Ban tổ chức đại lễ cầu siêu còn tổ chức năng quà đến thân nhân 20 trường hợp tai nạn giao thông nghiêm trọng và có hoàn cảnh khó khăn.

Phó ban chuyên trách An toàn giao thông Quốc gia – Tiến sĩ Khuất Việt Hùng cho biết tại buổi họp báo, 10 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 16.167 vụ tai nạn giao thông khiến 13.281 người bị thương, 6.827 người chết giảm 5% so với cùng kì năm 2016. Cứ mỗi ngày  trung bình có 22 người chết vì tai nạn giao thông.

đại lễ cầu siêu,tai nạn giao thông,Ủy ban an toàn giao thông,Trung ương hội Phật giáo,Bình Dương
Một vụ tai nạn giao thông khiến 5 người chết vào tháng 8/2017.

“Có những người tử nạn vì tai nạn là trụ cột trong gia đình. Họ là người cha ra đi để lại vợ con bơ vơ, để lại cha mẹ già không ai chăm sóc. Cũng có những cái chết rất tức tưởi, oan ức khiến vong linh họ không thể siêu thoát. Do vậy, đại lễ cầu siêu không chỉ mong muốn để siêu thoát linh hồn của người đã mất và mong muốn người ở lại tiếp tục sống vì người đã mất”- Tiến sĩ Hùng nói.

Cũng theo ông, ngoài việc phối hợp với Giáo hội phật giáo tổ chức lễ cầu siêu, Ban an toàn giao thông Quốc gia còn phối hợp với người đứng đầu các tôn giáo khác để tuyên truyền cho các tín đồ về việc chấp hành nghiêm luật lệ an toàn giao thông, cảnh báo những mất mát, đau thương mà tai nạn giao thông để lại cho gia đình và xã hội.

Thông điệp an toàn giao thông năm 2018 cũng được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia công bố. Năm 2018 là năm An toàn giao thông với trẻ em.

Theo Vietnamnet

SHARE